Trẻ sơ sinh 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày không đi ngoài có sao không?

Người đăng: xuanhathudong on Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh 3 ngày không đi ngoài có sao không cũng như biết được nguyên nhân gây táo bón và cách chữa trị táo bón ở trẻ hiệu quả. Sau một tuần, nếu tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh không cải thiện, thì các mẹ hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ để kiểm tra chính xác nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp nhé.


Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón
Trẻ sơ sinh đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường? Ở trẻ em, nếu bé bú mẹ hoàn toàn, không ăn thêm bất cứ thứ gì khác thì trẻ thường đi ngoài 3 – 5 lần/ngày, phân màu vàng, sệt không thành khuôn và mùi chua. Nếu trẻ có ăn thêm sữa bò, hoặc các thành phần khác của sữa bò như váng sữa, sữa non… thì số lần trẻ đi ngoài sẽ giảm đi, phân sẽ thành khuôn, màu vàng và mùi thối. Việc trẻ sơ sinh 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày không đi ngoài có thể trẻ bị táo bón, các mẹ tham khảo thêm các triệu chứng dưới đây để xác định xem bé yêu có bị táo bón hay không nhé.
– Giảm số lần đi ngoài
Như đã đề cập ở trên, thông thương trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài khoảng 3 – 5 lần/ngày, nếu thấy trẻ đi ngoài ít hơn, mẹ có thể nghĩ đến khả năng trẻ bị táo bón. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ, trẻ đi ngoài 1 lần/ngày hoặc có ngày không đi, nguyên nhân là vì cơ thể trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn các trẻ khác. Vì vậy, mẹ hãy theo dõi thêm các triệu chứng khác để biết chắc chắn trẻ có bị táo bón hay không nhé.
– Trẻ rặn đi ngoài khó khăn
Mẹ để ý mỗi lần rặn đi ngoài, trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ gặp nhiều khó khăn, với dấu hiệu cơ thể trẻ ưỡn lên để rặn, mặt đỏ lên, vã mồ hôi, thậm chí trẻ khóc ré lên vì bị đau.
– Phân của trẻ bị táo bón ở dạng khô, rắn
Trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ đi ngoài phân rắn, dạng xúc xích có nhiều đường rạn trên bề mặt, hoặc có dạng lổn nhổn như hạt. Ngoài ra, đôi khi mẹ quan sát bỉm trẻ thay ra, mẹ sẽ thấy phân có lẫn máu, nguyên nhân là do trẻ bị rách hậu môn khi rặn.
>> Xem thêm: dịch vụ nhận mua hàng ebay vietnam đảm bảo an toàn chất lượng – nhận đặt mua máy đưa võng tự động cho bé yêu – dịch vụ nhận mua hàng từ mỹ về Việt Nam uy tín
– Bụng trẻ bị chướng, khi sờ vào thấy cứng
Bụng trẻ bị chướng, khi sờ vào thấy cứng cũng là dấu hiệu trẻ bị táo bón, vì thức ăn sau khi tiêu hóa không được thải ra khỏi cơ thể sẽ khiến bụng trẻ bị chướng, sờ vào thấy cứng, kèm theo đó là hiện tượng trẻ bị đầy hơi, ăn khó tiêu, xì hơi nặng mùi.
– Trẻ có thể biếng ăn và quấy khóc vào ban đêm
Trẻ sơ sinh bị táo bón nặng có thể biếng ăn và quấy khóc vào ban đêm, vì khi bị táo bón lâu ngày, các chất độc trong cơ thể trẻ không được thải ra ngoài mà còn có nguy cơ hấp thu ngược trở lại, khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và quấy khóc về đêm. Phân tích tụ lâu ngày thậm chí còn làm cơ thể trẻ tỏa ra mùi hơi nặng.
Cách chữa trị táo bón cho bé
Cha mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón? Sau đây là cách chữa trị trẻ sơ sinh bị táo bón hiệu quả, các mẹ cùng tham khảo nhé.
– Bổ sung nước cho trẻ
Trẻ sơ sinh bị thiếu nước dễ bị táo bón. Vì vậy, bên cạnh các cữ bú hàng ngày, các mẹ hãy cho trẻ uống thêm nước. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý nước không thể thay thế hoàn toàn cho sữa trong bất kỳ trường hợp nào. Khi cho trẻ uống nước, các mẹ cần lưu ý những điều sau:
  • Cho trẻ uống thêm 100 – 200ml nước/ ngày (đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi) và 200 – 300ml nước/ ngày (đối với trẻ 6 – 12 tháng tuổi). Mẹ cũng lưu ý, trước tiên nên cho trẻ uống 50 – 100 ml/ngày, sau đó tăng dần lượng nước nếu tình trạng táo bón chưa cải thiện nhé.
  • Nếu trẻ không chịu uống nước, mẹ có thể thay bằng nước ép trái cây nguyên chất như lê, táo, mận,… những nước ép này cũng tốt cho trẻ sơ sinh bị táo bón.
– Bổ sung nước, rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn của mẹ
Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì? Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón khi đang bú mẹ, thì mẹ lưu ý trong chế độ ăn uống của mẹ như sau:
  • Mẹ cần uống tối thiểu 2 lít nước/ngày.
  • Mẹ nên ăn nhiều rau có lá màu xanh như mùng tơi, rau dền, cần tây, súp lơ,… để bổ sung vitamin.
  • Mẹ cũng nên ăn nhiều trái cây có tính nhuận tràng như đu đủ, táo, lê, chuối, mận,… để bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
– Cho bé ăn mận khô xay nhuyễn
Mận khô xay nhuyễn cũng giúp trị táo bón ở trẻ hiệu quả, vì chất xơ có trong mận khô sẽ giúp hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh hoạt động tốt hơn. Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, các mẹ hãy cho bé ăn mận khô xay nhuyễn để trị táo bón nhé.
– Sử dụng thuốc glycerin
Nếu thay đổi chế độ ăn uống của trẻ mà không có hiệu quả, các mẹ có thể thử sử dụng thuốc glycerin bằng cách nhẹ nhàng đặt thuốc vào hậu môn của bé để giúp bôi trơn phân. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc thường xuyên sẽ không tốt cho trẻ, vì vậy các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng thuốc nhé.
– Cho trẻ tắm nước ấm
Cho trẻ tắm nước ấm cũng là một cách hay giúp trị táo bón ở trẻ, vì nước ấm sẽ giúp trẻ thư giãn đủ để kích thích nhu động ruột. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng khăn thấm nước ấm đặt lên bụng của trẻ.
– Mát xa cho bé
Một cách trị táo bón cho bé cũng hiệu quả bất ngời là mát xa cho bé. Mẹ hãy nhẹ nhàng mát xa theo vòng tròn quanh rốn trẻ sẽ phần nào hỗ trợ nhu động ruột của trẻ hoạt động tốt hơn, mẹ lưu ý mát xa 3 – 5 phút sau mỗi cữ mẹ cho bú nhé.
>> Quảng cáo dịch vụ: dịch vụ nhận đặt mua order taobao về Việt Nam uy tín – dịch vụ nhận đặt mua hàng trên taobao giá rẻ, tốt nhất
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Nếu mẹ đã áp dụng tất cả phương phá p trên mà vẫn không hiệu quả, thì các mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ, để có thể kiểm tra đầy đủ nguyên nhân gây táo bón và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ. Một số trường hợp, táo bón có thể làm ruột bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mẹ cần lưu ý.
Mẹ đặc biệt lưu ý, nếu trẻ bị táo bón kèm theo các triệu chứng như chảy máu trực tràng hay ói mửa thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay nhé.

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét