Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm hay không?

Người đăng: xuanhathudong on Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Bài viết giúp các bạn giải đáp thắc mắc sinh viên có nên đi làm thêm hay không cũng như biết được lợi ích và tác hại của việc đi làm thêm và cách cân bằng giữa việc học và đi làm thêm hiệu quả. Các bạn sinh viên cũng nên nhớ rằng việc cân bằng giữa việc học và làm thêm rất quan trọng, và nhiệm vụ chính của các bạn chính là học tập và rèn luyện cho thật tốt, để tránh đánh mất những ước mơ, hoài bão, tương lai tươi sáng của mình vì không biết cân bằng giữa việc học và việc làm thêm nhé.

Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm hay không?
Mục đích của việc đi làm thêm đối với mỗi bạn sinh viên là khác nhau, có bạn đi làm thêm vì muốn tìm thêm thu nhập để trang trải cho việc học và các nhu cầu cá nhân, hay công việc làm thêm để giúp các bạn làm quen với môi trường mới, mở rộng các mối quan hệ và hơn hết là tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tiễn,…


Công việc làm thêm cũng rất cần thiết đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng cân bằng được giữa thời gian học tập và thời gian đi làm. Vậy các bạn sinh viên có nên đi làm thêm hay không, lợi ích và tác hại như thế nào của việc đi làm thêm?! Chúng ta cùng tìm hiểu về lợi ích và tác hại của việc đi làm thêm đối với các bạn sinh viên sau đây nhé:

Lợi ích của việc đi làm thêm

Đi làm thêm rất hữu ích cho các bạn sinh viên, vì những lợi ích sau đây:

  • Giúp kiếm thêm một phần thu nhập từ công việc làm thêm để trang trải việc học, phụ giúp cha mẹ một phần chi phí học hành và các nhu cầu thiết yếu của bản thân.
  • Khi có được thu nhập từ việc làm thêm, sinh viên sẽ được chi tiêu chính những đồng tiền do sức lao động của họ bỏ ra, khi đó họ sẽ biết tiêu xài một cách hợp lý hơn cũng như biết trân trọng giá trị của đồng tiền hơn.
  • Đi làm thêm cũng giúp sinh viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công việc, cuộc sống, và hơn nữa là học hỏi được nhiều điều từ thực tế mà trong trường học lại không có.
  • Giúp sinh viên trưởng thành hơn, giúp các bạn có cơ hội rèn luyện các kỹ năng làm việc và tác phong tốt hơn cho bản thân.
  • Tạo thêm nhiều mối quan hệ bên ngoài xã hội,…
  • Tác hại của việc đi làm thêm

Bên cạnh những lợi ích của việc đi làm thì cũng có những mặt tiêu cực. Sau đây là những tác hại của việc đi làm thêm mà sinh viên nên biết:

  • Những công việc làm thêm thường mất khá nhiều thời gian cũng như sức khỏe của các bạn sinh viên, và hơn hết là làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập.
  • Đa số những công việc mà các bạn đi làm thêm thường trái với những ngành đã học trên lớp nên chưa vận dụng hoặc là không vận dụng được hết các kiến thức đã học vào thực tế được.
  • Ngoài ra, sinh viên đi làm thêm cũng dễ bị những cám dỗ ở bên ngoài xã hội mà đôi khi các bạn không thể vượt qua được…
Để có được một công việc ổn định và thực hiện được ước mơ của mình, các bạn sinh viên cần tích lũy cả kiến thức và kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc cân bằng giữa việc học và làm thêm là rất quan trọng, đây chính là một trong những chìa khóa giúp các bạn thành công trong tương lai.

Bên cạnh đó, có nhiều bạn sinh viên đã cân bằng, sắp xếp một cách hợp lý giữa việc học và việc làm thêm, không những hoàn thành tốt việc học mà còn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, vốn sống cho bản thân, và kiếm thêm thu nhập trang trải việc học.
More aboutSinh viên năm nhất có nên đi làm thêm hay không?

Mang thai bụng dưới là con trai hay con gái?

Người đăng: xuanhathudong on Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc mẹ bầu chửa bụng dưới là trai hay gái cũng như biết được những dấu hiệu mẹ bầu mang thai con trai hay con gái. Dù là trai hay gái thì cũng rất đáng mong chờ ngày bé yêu chào đời đúng không các mẹ, điều quan trọng lúc này là các mẹ bầu nên có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.


Mang thai bụng dưới là con trai hay con gái?

Chửa bụng dưới là con trai hay con gái?
Khi mẹ bầu mang thai có bụng to và hơi chèn ngang ở phần dưới bụng thì các mẹ có thể hi vọng mình sẽ sinh bé trai đấy. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh tại sao bé trai lại nằm ở bụng dưới của mẹ hay mẹ bầu mang thai bụng dưới thì sinh bé trai. Nhưng mẹ bầu vẫn có thể sử dụng kinh nghiệm dân gian này kèm với các dấu hiệu mang bầu bé trai sau đây:
– Da mặt của mẹ rất xấu, mụn nổi nhiều: Nếu da mặt mẹ trở nên xấu xí, mụn nổi thật nhiều, mũi to, thì rất có thể em bé trong bụng mẹ đang là một bé trai đấy.
– Tay khô: Nếu mẹ để ý thấy đôi bàn tay của mình bị khô, rất có thể mẹ đang mang trong mình là bé trai đấy.
– Thèm đồ chua: Nếu mẹ thèm đồ chua thì có khả năng mẹ đang mang bầu bé trai, còn mẹ thèm đồ ngọt thì có thể đang mang bầu bé gái.
– Ốm nghén: Nếu mẹ bầu ốm nghén nghiêm trọng vào buổi sáng và những triệu chứng ốm nghén này lại kéo dài toàn bộ thời kỳ mang thai của mẹ, có thể mẹ không nhận được đủ chất dinh dưỡng hàng ngày thì đây là dấu hiệu có thể mẹ đang mang bầu một bé gái. Nếu triệu chứng ốm nghén ngắn hơn, và không bị ốm nghén nghiêm trọng vào mỗi sáng thì có thể mẹ mang bầu một bé trai.
– Đường lông ở bụng: Mẹ để ý nếu thấy đường lông chạy ở bụng bầu thẳng 1 mạch từ bụng qua rốn thì có thể mẹ sẽ sinh con trai. Còn nếu đường lông này chạy đến rốn mà nó lệch ko thẳng hàng nữa thì có thể mẹ sẽ sinh con gái.
– Nước tiểu có màu vàng sáng: Nếu  nước tiểu của mẹ có màu vàng hơi sáng thì có thể mẹ đang mang thai bé trai. Ngược lại nếu nước tiểu của mẹ màu đục thì có thể mẹ đang mang bầu bé gái. Tuy nhiên, mẹ lưu ý nếu nước tiểu của mẹ đậm màu thì có nghĩa là mẹ đang bị thiếu nước và cần bổ sung nước ngay nhé.
– Kích thước bộ ngực của mẹ: Mẹ để ý nếu thấy ngực phải phát triển to hơn ngực trái thì có nghĩa là mẹ đang mang bầu bé trai. Tuy nhiên, đa sốcác mẹ bầu đều có bộ ngực lệch nhau và đa số ngực phải to hơn ngực trái, mẹ cũng nên lưu ý điều này tránh nhầm lẫn.
– Tăng cân ở phía trước cơ thể nhiều hơn: Tăng cân ở phía trước cơ thể nhiều hơn hay tăng lên ở phần mông và hông cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ đang mang thai bé trai hay gái. Nếu mẹ bầu tăng cân ở phía trước cơ thể nhiều hơn phía sau thì có thể mẹ bầu đang mang thai bé trai, còn nếu mẹ bầu tăng cân ở phần mông và hông thì đó có thể là một bé gái.
>> Quảng cáo dịch vụ: mua hàng taobao có tốt không có đảm an toàn không – dịch vụ mua hàng ebay về Việt Nam uy tín – cách kiếm tiền nhanh nhất trong 1 ngày như thế nào – dịch vụ nhận đặt mua mỹ phẩm xách tay ở đâu uy tín tphcm tốt nhất – những quán cà phê đẹp ở sài gòn không nên bỏ qua
–  Nhịp tim của các mẹ:Nhịp tim của các mẹ cũng là nhân tố quyết định xem tỉ lệ phần trăm mang thai bé trai cao hay thấp đấy, con số cụ thể như sau:
  • Nếu nhịp tim của mẹ > 140/phút: thì mẹ đang mang thai con gái.
  • Nếu nhịp tim của mẹ < 140/phút: thì mẹ đang mang thai con trai.
– Ăn tỏi: Mẹ để ý nếu mùi tỏi có trong mồ hôi của các mẹ thì đó là dấu hiệu của một bé trai đấy.
– Tuổi mẹ khi mang thai: Theo kinh nghiệm dân gian, có thể quyết định giới tính của thai nhi bằng cách xem độ tuổi của mẹ khi thụ thai và năm thụ thai. Nếu cả 2 đều chẵn hoặc đều lẻ thì là con gái, còn 1 chắn 1 lẻ thì là con trai.
– Dùng nhẫn cưới xác định: Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu dùng dây buộc chiếc nhẫn cưới vào và giơ ra trước bụng bầu. Nếu chiếc nhẫn cưới chuyển động xoay tròn thì mẹ đang mang thai bé trai, còn nếu  nó chuyển động như quả lắc thì mẹ đang mang thai bé gái.
Mang thai bụng dưới có nguy hiểm không?
Mang thai bụng dưới có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Mang thai bụng dưới không phải là trường hợp hiếm gặp, nó chỉ phản ảnh phần nào về cơ bụng mà không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi, nên các mẹ không cần phải quá lo lắng về tình trạng của mình mà ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân nhé.
More aboutMang thai bụng dưới là con trai hay con gái?